Monday, September 19, 2005

Chữ Nôm

(Source : Tạp chí Thời đại)


Ngôn ngữ có thể coi là công cụ tự nhiên của con người dùng các tín hiệu âm thanh có cấu
trúc để trao đổi và chuyển tải tri thức. Chữ viết là tín hiệu hình ảnh có cấu trúc do con người sáng tạo ra để ghi lại vỏ âm thanh của ngôn ngữ. Chữ viết giúp ngôn ngữ chuyển tải tri thức vượt thời gian. Riêng tiếng Việt có hai cách viết: một cách theo hệ la-tinh ngày nay, và một cách theo chữ Nôm trong quá khứ. Chữ Nôm là chữ viết chính thức và đầu tiên của người Việt, ít ra cũng từ thế kỷ thứ 10 khi dân tộc Việt giành được độc lập, nên đã được gọi là chữ quốc ngữ.
Đến đầu thế kỷ thứ XX, chữ Việt hệ la-tinh thay vị trí “quốc ngữ” của chữ Nôm.
Chữ quốc ngữ ngày nay dùng các chữ cái la-tinh để ghi từng tiếng. Chữ Nôm dùng các
bộ phận cơ bản của chữ biểu ý (hay chữ Hán) cũng để ghi từng tiếng. Cả hai ghi lại âm thanh tiếng Việt với tính đơn âm tiết rất rõ. Chữ Nôm cũng ghi lại âm thanh tiếng Việt, nhưng một phần được nhận diện qua âm thanh, không phải biểu ý hoàn toàn như chúng ta vẫn nghĩ. Nó ghi lại tiếng Việt và các thứ tiếng dân tộc khác như Tày, v.v. thay đổi trong quá trình lịch sử của giọng địa phương và cách phát âm của các dân tộc ở Việt Nam lúc ấy. Như vậy, trong khoảng 1000 năm, chữ Nôm đã được dùng để ghi lại sinh hoạt trong đời sống văn hoá và văn minh của người Việt. Vì nhiều lý do, sau những năm 1920, chữ Nôm bị thay thế và lùi dần vào quên lãng.
Kho tàng có chữ Nôm, sau nhiều thế kỷ bị chiến tranh, thay đổi triều đại, không ược chăm sóc, gìn giữ, và không được đưa vào hệ thống giáo dục, đã bị phân tán ở nhiều nơi trong nước cũng như trên thế giới, một số lớn bị chiến tranh và thời gian tàn phá.

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home